Khi chế biến cá ai cũng “sợ” nhất mùi tanh, tìm mọi cách để khử mùi. Tuy nhiên, 4 bộ phận này mới là nơi mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Nếu không làm sạch thì thêm gia vị gì cũng không ngon.
Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn
1. Xương yết hầu ở cổ họng
Cái này rất dễ tìm, đó là phần xương phía dưới miệng cá, tức phần xương nhô ra gần với lưỡi của cá. Cách xử lý rất đơn giản, bạn có thể dùng kéo cắt bỏ hoặc dùng tay để kéo nó ra. Bộ phận này có mùi khá tanh, cần được loại bỏ khi sơ chế.
2. Màng đen trong bụng cá
Lớp màng đen này có chút mùi tanh, khá bẩn và còn có thể tạo ra vị đắng, vị đắng này ảnh hưởng rất nhiều đến mùi vị của cá khi chế biến. Vì vậy, hãy cố gắng loại bỏ càng sạch càng tốt. Để xử lý nó, bạn chỉ cần dùng tay hoặc khăn chà xát là có thể rửa sạch, chà xát sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
3. Tiết dính trong cá
Đây là nguồn gốc của mùi tanh phổ biến trong tất cả các loại thịt khác, không chỉ của riêng cá. Mùi tanh bắt nguồn từ chất tanh trong tiết. Cách cơ bản nhất để xử lý là ngâm trong nước để tiết loãng ra. Đối với cá, cần chú ý đến khu vực dọc xương sống, nơi đây thường có nhiều tiết cá.
4. Chất nhầy trên da cá
Đây là nguyên nhân chính làm cho cá có mùi tanh nặng. Cách xử lý đầu tiên là cạo sạch vảy cá, sau đó để ráo nước. Tiếp theo, dùng khăn khô lau lại nhiều lần, cách này thường được thực hiện ở các nhà hàng, cuối cùng rửa lại bằng nước nóng 70-80 độ. Về cơ bản khi làm đủ các bước này, chất nhầy sẽ được loại bỏ, mùi tanh của cá sẽ giảm đi hơn một nửa.
Nguồn: http://danviet.vn/4-bo-phan-la-nguon-goc-cua-mui-tanh-tren-con-ca-nhat-dinh-phai-lam-that-sach-502021101118593942.htm